Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Chủ tịch Tỉnh Thanh Hóa


Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với TPTH


Ngày 9-8-2012, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo thành phố Thanh Hóa (TPTH) về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2012.
Tham gia buổi làm việc với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh có lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và Văn phòng UBND tỉnh.
Thay mặt lãnh đạo TPTH, đồng chí Đào Trọng Quy, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, báo cáo với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên trong đoàn: 6 tháng đầu năm 2012, TPTH đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,2%. Tuy thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhưng đây là cố gắng lớn của thành phố trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của suy giảm kinh tế toàn cầu. Kinh tế công nghiệp, dịch vụ – thương mại, sản xuất nông nghiệp, đầu tư phát triển cơ bản duy trì sản xuất. Một số lĩnh vực đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị từng bước chuyển biến tiến bộ. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo. Công tác tài nguyên và môi trường được quan tâm. Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,05%. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tiếp tục đi vào chiều sâu. Công tác quốc phòng – an ninh được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm, coi trọng. Nhiều phong trào, nhiều kế hoạch, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được triển khai, huy động được sức mạnh toàn dân tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Hoạt động của hệ thống chính trị từng bước được đổi mới về nội dung, hình thức, phát huy hiệu quả.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Philippines có thể nhập 100.000 tấn gạo Việt Nam


Philippines có thể nhập 100.000 tấn gạo Việt Nam

Việt Nam và Thái Lan, có hợp đồng cung cấp gạo với Philippines, đã gửi hồ sơ dự thầu sau khi nhận được lời chào mời của NFA vào tuần trước.
Một ủy ban của Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) vừa đề nghị tìm nguồn cung ứng số lượng lớn gạo nhập khẩu của chính phủ từ Việt Nam và mạng tin BusinessWorld ngày 30/5 dẫn lời lãnh đạo NFA, ông Angelito T. Banayo, cho hay hồ sơ dự thầu 100.000 tấn gạo nhập khẩu thông qua hợp đồng liên chính phủ đã được hoàn tất ngày 28/5.

Việt Nam và Thái Lan, có hợp đồng cung cấp gạo với Philippines, đã gửi hồ sơ dự thầu sau khi nhận được lời chào mời của NFA vào tuần trước.

Theo ông Banayo, Việt Nam đã đưa ra một mức giá thấp hơn nhiều và điều kiện tốt hơn trong hợp đồng đấu thầu của họ và ủy ban đấu thầu của NFA đã đề nghị chấp thuận hồ sơ trên và chuyển tiếp đến Hội đồng NFA để phê chuẩn.

Ông Banayo nói: "Hy vọng Hội đồng NFA có thể quyết định trong tuần này để chúng tôi có thể liên lạc vào ngày 4/6, và họ có thể bắt đầu đưa hàng lên tàu ngày 11/6."

Khối lượng thầu mua gạo của Việt Nam và Thái Lan là một phần của 120.000 tấn gạo nhập khẩu mà Chính phủ Philippines sẽ mua trong năm nay.

Hiện Philippines đang hoàn tất hợp đồng mua 20.000 tấn gạo của Campuchia.

Các quan chức NFA cho biết, nếu thỏa thuận với phía Campuchia thất bại thì việc cung cấp 20.000 tấn gạo kể trên sẽ dành cho nước thắng thầu cung cấp 100.000 tấn gạo.

Philippines sẽ nhập khẩu tổng cộng 500.000 tấn gạo trong năm nay.

Hai tuần trước, NFA đã hoàn thành việc trao giấy phép cho khu vực tư nhân mua 380.000 tấn gạo./.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Gạo Miền Nam phụ thuộc giá vào Philippine


http://gaomiennam.com/
Tin gạo Philippines 03.5.2012
 (04/05/2012)
Một quan chức cao cấp của Chính phủ Philippine ngày hôm qua thứ tư (2.5.2012) cho biết: Trong vòng 3 tuần tới Philippine sẽ chọn Campuchia, Thái Lan hay Việt Nam để cung cấp (tối đa) 120.000 tấn gạo theo nhu cầu dự trữ lương thực của nước này.
Tháng trước Cơ quan thu mua lúa gạo quốc gia đã ra thông báo có thể sẽ nhập khẩu gạo dự trữ trước vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 7 từ các quốc gia sản xuất gạo láng giềng trong hiệp hội quốc gia Đông Nam Á. Philippine hàng năm  thường mua trong quý III từ nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới là Việt Nam và một khối lượng nhỏ từ nước xuất khẩu gạo lớn nhất là Thái Lan.
 Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Proceso J. Alcala cho biết vào tuần tới một thỏa thuận chung về cung cấp gạo của Campuchia cho Philippine sẽ được thông qua lần cuối cùng trong đó đang rà soát lại nội dung mới nhất là Campuchia sẵn sàng với phương thức hàng đổi hàng “Cambodia is willing to trade with no money involved” Bộ trưởng cũng cung cấp thêm cho báo giới nước này là Philippine có thể xuất khẩu thịt gà cho Campuchia và Campuchia cũng có nhu cầu về phân bón./.

Thương vụ Việt Nam tại Philippine.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Chào các anh chị,
Tôi có ý kiến như sau:
Thu hút vốn đầu tư để xây Thành Nhà Hồ thành công viên anh hùng, có những mô hình trực quan, điện tử, bảo tàng chiến tranh mô tả các trận đánh kinh điển của dân tộc ta và của thế giới.
Mục đích để giáo dục con cháu biết bảo vệ và quý trọng độc lập tư do, nhớ ơn các anh hùng liệt sỷ, và rèn luyện ý trí kiên cường, bất khuất, bản chất anh hùng và thu hút khách du lịch.
Các bác thấy có được không?
Xin cảm ơn,
Chào các bác Thanh Hóa anh hùng, chúng ta có 2 tin vui mới.
Tin vui cho xứ Thanh của ta là vừ được thủ Tướng và BGTVT ký quyết định cho phép sân bay quân sự Sao Vàng chuyển qua mô hình bán quân sự, cho phép phục vụ dân sự. Điều này có nghĩa là tết nay chúng ta có thể bay thẳng về quê ma không phải qua sân bay Vinh hay Nội Bài.
Xin chúc mừng anh em Thanh Hóa và Ninh Bình.

Thứ 2 là:

Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới

Vào hồi 13h (giờ địa phương) tức 18h (giờ Việt Nam) ngày 27/6/2011, Uỷ ban Di sản thế giới tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng hoà Pháp) đã chính thức công nhận Thành Nhà Hồ trở thành Di sản Văn hoá Thế giới.
Như vậy, sau 6 năm (2006 – 2011) với bao sự nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn do điều kiện khách quan, được sự quan tâm của các ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia trong nước và quốc tế; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh Uỷ và Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá; Lãnh đạo chính quyền địa phương; sự hợp tác và giúp đỡ của nhân dân huyện Vĩnh Lộc; hành trình của di sản Thành Nhà Hồ trên quê hương Xứ Thanh đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá nhân loại.

Niềm vui, những giọt nước mắt hạnh phúc đã vỡ oà!

Di sản Văn hoá Thành Nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha) với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với những giá trị nổi bật và tiêu chí sau
Khu di sản Thành Nhà Hồ là trung tâm kinh thành của Việt Nam vào cuối thể kỷ 14 - đầu thế kỷ 15, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Các thuộc tính chứng minh cho nét đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn, La thành, Nam Giao, các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích Cung điện, đền đài, đường xá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn phản ánh rõ nét về một thời kỳ lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam với các đặc trưng mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Tiêu chí II
Khu di sản Thành Nhà Hồ là biểu hiện rõ rệt những sự giao thoa trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, quy hoạch…và cảnh quan khu vực vào cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15. Đó là việc tiếp thu các tư tưởng hướng tích cực của Nho Giáo thực hành (Trung Quốc) kết hợp với các đặc điểm của văn hóa Việt Nam và khu vực được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nhằm đưa đất nước đạt tới các thành tựu mới văn minh hơn, tích cực hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người dân, đáp ứng các yêu cầu đổi mới cấp bách của Việt Nam và góp phần thúc đẩy các trào lưu tư tưởng nhân văn tích cực ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Tất cả được thể hiện nổi trội và duy nhất thấy ở Thành Nhà Hồ trên các phương tiện thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc Thành đá, kỹ thuật xây dựng đá lớn và các ảnh hưởng tác động lẫn nhau nhiều chiều của khu di sản tới kỹ thuật xây dựng thành quách sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Tiêu chí IV
Khu di sản cũng là ví dụ nổi bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn vừa là một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu tượng cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu dưới tác động của giao thoa các giá trị nhân văn ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo, duy nhất của Việt Nam được thấy ở đây đã được kết hợp một cách sáng tạo, tài tình với truyền thống kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng ở Việt Nam, Đông Á và Đông Nam Á với một hệ thống thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các khối đá nặng từ 10 tấn đến 26 tấn, xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ cao trên 10m vừa đảm bảo được công năng kiến trúc vừa đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành. Kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn đã phát huy ảnh hưởng của nó tới kỹ thuật xây dựng nhiều tòa thành sau đó ở khu vực, nhưng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất chỉ có Thành Nhà Hồ vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực.
Khu di sản đáp ứng các yêu cầu về tính toàn vẹn, tính xác thực được nêu trong hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản Thế giới.
Khu di sản với vùng lõi và vùng đệm tổng cộng 5.234 hécta bao gồm toàn bộ tòa Thành đá, La thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành Nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn một cách tốt nhất theo Luật pháp của Nhà nước Việt Nam và các quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng là những bằng chứng xác thực nhất minh chứng về sự tồn tại của một thời kỳ văn minh Việt Nam dưới ảnh hưởng tác động của các tư tưởng nhân văn tích cực phương Đông nhằm đổi mới đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15.
Một số hình ảnh khác về Thành Nhà Hồ:

















Nguồn ảnh: Internet
Theo Thanhnhaho.vn

Theo đề nghị của cháu Vũ Vĩnh Đại con anh Vũ Hoàng Sài Gòn là học sinh xuất sắc nhất của Trường tiểu học Hòa Bình, Q.1, TP. HCM cho đăng những bài hát sau:
Xin mời các quý vị xem và bình luận.
Xin cảm ơn,

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Xin mời các bác có bài viết hoặc cái gì hay thì gửi cho quản trị: nguyenhoang0510@yahoo.com
Để đăng lên sớm nhất.
Xin cảm ơn,

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Hội Đồng Hương H. Hoằng Hóa năm 2012

Xin chào các bác,
Mời các bác xem hình ảnh hội đồng hương Huyện Hoằng Hóa, nơi có sinh ra nhiều anh hùng và tiến sỉ, đã làm vẽ vang non sông đất nước và Xứ Thanh chúng ta.